Sự khác biệt giữa phiên dịch và biên dịch tiếng Nhật là gì? Đừng nhầm lẫn nếu muốn chọn đúng dịch vụ phù hợp. 

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đang cần “dịch tiếng Nhật”? Bạn nghĩ chỉ cần gửi tài liệu hoặc mời một người biết tiếng Nhật là xong?. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã gặp phải rắc rối bằng những bản hợp đồng thất bại, hiểu nhầm trong đàm phán hoặc thậm chí thiệt hại tài chính… chỉ vì chọn sai giữa phiên dịch và biên dịch tiếng Nhật. Sự khác biệt giữa phiên dịch và biên dịch tiếng Nhật là gì? là câu hỏi không nên bị xem nhẹ, nhất là khi bạn đang làm việc với đối tác Nhật, môi trường mà sự chính xác, ngữ cảnh và độ tin cậy được đặt lên hàng đầu.

Sự khác biệt giữa phiên dịch và biên dịch tiếng Nhật là gì?

Tưởng chừng đơn giản, nhưng chỉ cần bạn chọn sai dịch vụ, hệ quả có thể là:

  • Mất hợp đồng vì truyền tải sai thông điệp trong cuộc họp.
  • Tài liệu bị hiểu nhầm do dịch thiếu chuyên môn gây tổn hại uy tín.
  • Mất thời gian và tiền bạc để làm lại toàn bộ quá trình dịch thuật.

Vậy sự khác biệt giữa phiên dịch và biên dịch tiếng Nhật là gì? Hãy cùng làm rõ bằng những tiêu chí cụ thể dưới đây mà Vinasite – đơn vị đã xử lý hơn 7.500 dự án dịch tiếng Nhật cho doanh nghiệp tại Việt Nam đã đúc kết.

Sự khác biệt giữa phiên dịch và biên dịch tiếng Nhật là gì

Phân biệt rõ ràng giữa phiên dịch và phiên dịch tiếng Nhật

Biên dịch và phiên dịch tiếng Nhật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy bạn có thể dễ dàng phân biệt bằng những tiêu cơ bản sau đây:

Tiêu chí Biên dịch tiếng Nhật Phiên dịch tiếng Nhật
Dạng công việc Dịch văn bản, tài liệu Dịch nói trực tiếp, ngay tại chỗ
Kỹ năng cần thiết Viết chính xác, dùng từ chuẩn ngành Nghe, hiểu, phản xạ, trình bày mạch lạc
Thời gian xử lý Có thời gian tra cứu, hiệu đính Phản xạ tức thì, không có quyền sửa sai
Độ chính xác Gần như tuyệt đối (95–99%) Tương đối cao (80–90%) tùy nội dung
Ứng dụng phổ biến Hợp đồng, hồ sơ pháp lý, tài liệu kỹ thuật Hội thảo, họp đàm phán, gặp đối tác Nhật

Sự khác biệt giữa phiên dịch và biên dịch tiếng Nhật là gì

Xác định chính xác khi nào cần biên dịch và khi nào nên chọn phiên dịch tiếng Nhật?

✅ Chọn biên dịch khi:

Biên dịch là lựa chọn phù hợp khi bạn cần xử lý các loại văn bản có giá trị pháp lý, kỹ thuật hoặc hành chính. Cụ thể:

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán: Những văn bản này yêu cầu dịch thuật chính xác về mặt pháp lý, sử dụng đúng thuật ngữ và cấu trúc chuẩn mực.
  • Hồ sơ xin visa, hồ sơ du học, giấy tờ công chứng: Phải được biên dịch đúng theo quy chuẩn của lãnh sự quán hoặc cơ quan nhà nước, nhiều trường hợp cần đi kèm dấu công chứng.
  • Tài liệu kỹ thuật, bản vẽ, hướng dẫn sử dụng máy móc: Đòi hỏi người biên dịch không chỉ biết tiếng Nhật, mà còn hiểu chuyên môn kỹ thuật để dùng đúng từ ngữ, tránh sai sót gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Giới thiệu doanh nghiệp (Company Profile), báo cáo tài chính, kế hoạch chiến lược: Đây là những tài liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh doanh nghiệp, cần được biên dịch chỉn chu, đúng văn phong hành chính, thương mại.

Sự khác biệt giữa phiên dịch và biên dịch tiếng Nhật là gì

✅ Chọn phiên dịch khi:

Phiên dịch là lựa chọn thích hợp trong các tình huống cần giao tiếp trực tiếp bằng tiếng Nhật, thường diễn ra trong thời gian thực. Cụ thể:

  • Cuộc họp, hội nghị, đàm phán với đối tác Nhật Bản: Người phiên dịch sẽ tham gia cùng bạn và truyền tải tức thì những nội dung được nói ra, đảm bảo mạch trao đổi không bị ngắt quãng.
  • Phỏng vấn xin việc, hội thảo chuyên đề, hội chợ thương mại: Đòi hỏi người phiên dịch không chỉ giỏi ngôn ngữ mà còn có khả năng ứng biến linh hoạt, ghi nhớ nhanh và phản xạ tốt để đảm bảo thông điệp được truyền đạt chính xác, đầy đủ.
  • Phiên dịch hiện trường như công trình xây dựng, nhà máy, khảo sát thực địa: Cần hiểu thuật ngữ chuyên ngành và nắm rõ bối cảnh thực tế để hỗ trợ giao tiếp hiệu quả giữa các bên.
  • Tour du lịch, tiếp đón khách Nhật, hội đàm song phương: Người phiên dịch đóng vai trò cầu nối, giúp tạo sự thoải mái và kết nối văn hóa giữa hai bên.

Sự khác biệt giữa phiên dịch và biên dịch tiếng Nhật là gì

Chi phí cho biên dịch và phiên dịch tiếng Nhật được tính như thế nào?

Biên dịch tiếng Nhật:

Loại tài liệu Giá dịch (VNĐ/trang A4) Ghi chú
Văn bản thường 180.000 – 220.000đ Giao trong 24–48h
Hợp đồng pháp lý 250.000 – 350.000đ Dịch + hiệu đính
Tài liệu kỹ thuật 350.000 – 500.000đ Có kiểm tra chuyên môn
Hồ sơ công chứng + 50.000 – 80.000đ Kèm bản công chứng

Phiên dịch tiếng Nhật:

Hình thức Giá dịch (VNĐ) Ghi chú
Phiên dịch giao tiếp 800.000 – 1.200.000/giờ Đặt lịch trước
Phiên dịch hội nghị/cabin 2.000.000 – 3.500.000/buổi Có hỗ trợ thiết bị
Phiên dịch du lịch/sự kiện 1.500.000 – 2.500.000/ngày Hỗ trợ ngoài tỉnh

Hỗ trợ trọn gói dịch vụ song song biên – phiên dịch tiếng Nhật tại Vinasite

Bạn có cả tài liệu cần dịch và cuộc họp cần phiên dịch? Bạn muốn trình bày song ngữ Nhật – Việt trong hội nghị? Bạn cần một người vừa nắm tài liệu chuyên ngành, vừa có thể hỗ trợ phiên dịch kỹ thuật, pháp lý tại hiện trường? Gói trọn bộ tại Vinasite là giải pháp cho bạn:

  • Dịch tài liệu trước → gửi cho người phiên dịch nghiên cứu trước buổi gặp.
  • Tư vấn chuẩn bị kịch bản đàm phán/hội nghị bằng tiếng Nhật.
  • Cử người kết hợp song song biên – phiên, giúp bạn không bị lệch nội dung.
  • Cam kết bảo mật, hỗ trợ ngoài giờ nếu cần khẩn cấp.

Vinasite tự tin cam kết là địa chỉ dịch thuật uy tín được lựa chọn bởi hơn 1000 doanh nghiệp tại Việt Nam:

✅ Hơn 7.500 dự án dịch tiếng Nhật được thực hiện từ 2019 – 2024.
✅ Đội ngũ hơn 30 dịch giả tiếng Nhật, từ N2 trở lên, kinh nghiệm làm thực chiến.
✅ Chuyên sâu theo ngành: pháp lý, tài chính, kỹ thuật, hành chính, marketing, công nghệ…
✅ Cam kết không phát sinh chi phí, tư vấn trước khi triển khai, hoàn tiền nếu sai sót thuộc về dịch vụ.
✅ Miễn phí trình bày, kiểm tra lỗi, hỗ trợ công chứng với gói từ 5 trang trở lên.

→ Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí, báo giá trong 15 phút !
Hotline: 0813.13.5566 – 0966.648.869
Email: lienhedichthuat@gmail.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Subscribe
Thông báo về
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài Viết Liên Quan